Phương pháp cân bằng cuộc sống và công việc dành cho CEO

Bạn đang làm một giám đốc điều hành và lúc nào cũng quá bận rộn không có thời gian để giải quyết những việc cá nhân, dành thời gian cho gia đình. Dưới đây là những phương pháp bạn có thể áp dụng để giúp cân bằng cuộc sống và công việc dành cho CEO.

 

Đây có phải hình ảnh hiện tại của bạn?

 

Bản năng: Bạn giỏi chuyên môn, giỏi nghề nhưng không được học quản lý doanh nghiệp, lãnh đạo cảm tính, không có hệ thống, quy chế nên dễ bùng nổ mâu thuẫn, doanh nghiệp khó ăn sinh nhật lần thứ 3, thứ 5.

 

Hoang mang: Bạn không có lộ trình lãnh đạo, điều hành rõ ràng để biết mình và công ty đang ở đâu, cần đi đến đâu và đi như thế nào.

 

 

Phụ thuộc: Bạn bận tối tăm mặt mũi 12 – 18 tiếng mỗi ngày vì việc gì cũng tìm đến bạn, từ cây kim sợi chỉ đến hoạch định chiến lược. Bạn rời công ty vài giờ là công việc đình trệ.

 

Cô đơn: Nhân viên làm việc không hiệu quả, thụ động hoặc đối phó. Không ai hiểu tầm nhìn, định hướng lâu dài, bạn phải chiến đấu một mình, cô đơn trong chính đội nhóm của mình.

 

Bận rộn không phải lúc nào cũng là dấu hiệu tốt. Một khi bạn trở thành CEO mà lại quá bận rộn, bạn sẽ thấy áp lực và quá tải. Bạn sẽ rơi vào trạng thái chỉ để ý đến các chi tiết nhỏ mà không nhìn ra được kế hoạch lớn hơn. Điều đó dẫn đến việc nhân viên của bạn không được chỉ dẫn rõ ràng và không biết được họ cần tập trung vào những công việc gì.

 

Vậy CEO muốn cân bằng cuộc sống và công việc cần phải làm gì? Dưới đây là những phương pháp giúp CEO có thể áp dụng để giúp cân bằng giữa cuộc sống và công việc, có thể dành được nhiều thời gian hơn cho bản thân và gia đình.

 

Chấp nhận là không thể có sự cân bằng hoàn hảo giữa công việc và cuộc sống

 

Khi bạn nghe về “sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống” thì bạn có thể tưởng tượng đến hình ảnh một nửa ngày bạn hết mình vì công việc nơi công sở và phân nửa ngày còn lại là dành cho bạn bè và gia đình. Hình ảnh này có vẻ rất lí tưởng, nhưng có rất ít khả năng xảy ra.

 

Vậy nên, đừng cố gắng tạo ra một thời khóa biểu hoàn hảo cho bản thân mà hãy tạo ra một thời khóa biểu thật thực tế. Một số ngày bạn có thể tập trung hoàn toàn vào công việc trong khi những ngày khác bạn có thể dành nhiều thời gian và năng lượng hơn cho những sở thích và cho những người bạn yêu quý. Bạn sẽ dần dần đạt được sự cân bằng theo thời gian, chứ không phải là ngay lập tức.

 

 

Áp dụng cơ chế khoán toàn diện CCVE

 

Cơ chế khoán CCVE của Học viện doanh nhân CEO Việt Nam là công cụ hỗ trợ quản lý, vận hành, đánh giá nhân sự, hoạt động kinh doanh, giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả. Cơ chế khoán CCVE (Culture - Cost - Volume - Effectiveness) là cơ chế khoán toàn diện trong doanh nghiệp, bao gồm: Khoán về hiệu quả công việc, khoán về mục tiêu khối lượng công việc, khoán về chi phí vận hành, quỹ lương và khoán về nội quy, văn hóa công ty.

 

Chủ doanh nghiệp sẽ có nhiều thời gian hơn cho cuộc sống riêng, cân bằng giữa công việc và gia đình, dành thời gian để tham gia các hoạt động chăm sóc sức khỏe, thể dục thể thao, thường xuyên kiểm tra, kiểm soát sức khỏe theo chu kỳ. Chủ doanh nghiệp có nhiều thời gian để xây dựng các mối quan hệ với đối tác, nâng cao khả năng cạnh tranh, đánh giá hiệu quả, chất lượng của từng nhân viên và phát hiện bộ phận yếu kém để sự thay đổi và bổ sung nhân sự phù hợp.

 

Với doanh nghiệp, áp dụng cơ chế khoán góp phần kiểm soát doanh thu, lợi nhuận, có thể nâng cao doanh thu 150 - 300% trong vòng 3 tháng. Nhân sự sẽ chủ động làm việc, sáng tạo hơn để hoàn thành công việc của mình mà không cần đến sự đốc thúc của chủ doanh nghiệp. Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp theo đúng bộ giá trị của doanh nghiệp từ tầm nhìn, sứ mệnh cho đến giá trị cốt lõi thuận tiện hơn. Nhân viên chủ động sáng tạo và vận hành, giúp chiến lược của doanh nghiệp hoàn thành đúng kế hoạch.

 

Cơ chế khoán chính là phương tiện giúp chủ doanh nghiệp kết nối chiến lược đến từng nhân sự của mình trong hệ thống. Nhờ vậy mà nhân sự có thể khai thác hết năng lực của bản thân và theo đúng định hướng của chủ doanh nghiệp. Đồng thời, nhân sự trong doanh nghiệp cũng được học cách đo lường hiệu quả công việc, kiểm soát tài chính, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Từ nhân viên đến các giám đốc chức năng, CEO và chủ doanh nghiệp sẽ luôn cùng nhau hướng tới mục tiêu chung của doanh nghiệp.

 

Đặt ranh giới cho công việc

 

Khi bạn rời khỏi văn phòng, tránh suy nghĩ về các dự án sắp tới hoặc trả lời email công việc. Cân nhắc việc tắt máy tính và điện thoại dành cho công việc khi hết giờ làm. Nếu không thể, hãy sử dụng các trình duyệt riêng cho công việc hoặc cá nhân.

 

Điều quan trọng là phải xác định khi nào bạn cần được nghỉ ngơi. Vạch rõ ranh giới giữa công việc và thời gian nghỉ sau giờ làm.

 

 

Đừng quá cầu toàn

 

“Nhân vô thập toàn” - Bạn không thể yêu cầu mọi thứ mình làm phải đạt 100% như dự định ban đầu. Bạn không cần cảm thấy áy náy khi có một chút mất cân bằng giữa việc làm và cuộc sống gia đình. Sẽ không sao nếu bạn bỏ qua một vài công việc bớt quan trọng để dành thời gian cho cuộc sống và ngược lại.

 

Để duy trì sự cân bằng cuộc sống và công việc thì cách đơn giản nhất là chọn việc phải làm để làm một cách tốt nhất. Bạn không thể vừa đi chơi với gia đình vừa lập kế hoạch kinh doanh cho công ty được. Bạn có thể làm từng việc một cách tốt nhất mà bản thân mình có thể. Việc để bản thân thoải mái làm việc và nghỉ ngơi sẽ làm bạn dễ thở hơn là luôn lo lắng với bộn bề công việc và cuộc sống.

 

Nói đến việc cân bằng giữa cuộc sống công việc, có thể bạn sẽ tưởng tượng đến viễn cảnh sẽ có một ngày cực kỳ năng suất tại nơi làm việc và sau đó có khoảng thời gian tuyệt vời bên gia đình, bạn bè. Tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nào cũng như vậy. 

 

Đừng phấn đấu cho một sự cân bằng hoàn hảo. Một số ngày, bạn có thể tập trung hơn vào công việc. Trong khi những ngày khác, bạn dành nhiều thời gian cho cá nhân và gia đình. Chỉ có bạn mới hiểu, thời điểm nào cần ưu tiên cho việc nào tốt nhất mà thôi.

Lên đầu trang  >>